'Táo quân' trở lại trong Lễ trao giải VTV Awards
Ngày 8.3, tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phối hợp với Công đoàn Điện lực Việt Nam tổ chức lễ phát động thi đua hoàn thành các mục tiêu tiến độ thi công Dự án cấp điện từ lưới điện quốc gia cho H.Côn Đảo.Buổi lễ có sự tham gia của đại diện lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, UBND các tỉnh Sóc Trăng, Bà Rịa - Vũng Tàu, UBND huyện Côn Đảo, lãnh đạo EVN và các nhà thầu thi công và người lao động trên công trường.Theo EVN, Côn Đảo có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh và chủ quyền biển đảo, đây cũng là một điểm du lịch sử, văn hóa và du lịch. Hiện nay, hệ thống điện huyện đảo chủ yếu dựa vào nguồn diesel với công suất hạn chế, khoảng 11,8 MW, chưa thể đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội.Để cung cấp điện cho biển đảo, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công thương giao EVN làm chủ đầu tư Dự án cấp điện từ lưới điện quốc gia cho H. Côn Đảo. EVN giao Ban Quản lý Dự án Điện 3 (EVNPMB3) chịu trách nhiệm quản lý dự án.Dự án có tổng mức đầu tư 4.923 tỉ đồng, cấp điện áp 110 kV, với 103,7 km đường dây, gồm có 17,5 km đường dây trên không đi qua tỉnh Sóc Trăng. Cáp ngầm xuyên biển dài 77,7 km kết nối từ đất liền ra đảo; cáp ngầm dài 8,5km tại H.Côn Đảo; mở rộng TBA 220kV Vĩnh Châu (Sóc Trăng) và xây dựng TBA 110/22kV GIS tại Côn Đảo.Theo EVN, sau khi hoàn thành công trình, tuyến đường dây cấp điện cho H. Côn Đảo với tổng công suất khoảng 29MW vào năm 2026, 55MW vào năm 2030 và 90MW vào năm 2035.Phát biểu tại buổi lễ, lãnh đạo EVN khẳng định, lễ phát động phong trào thi đua hướng đến mục tiêu hoàn thành dự án cấp điện cho Côn Đảo ngay trong năm nay. Theo đó, lãnh đạo, EVN yêu cầu EVNPMB3, các nhà thầu thi công, đơn vị cung cấp vật tư thiết bị và tư vấn thiết kế tập trung nguồn lực, tổ chức thi công liên tục 24/7, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để tháo gỡ khó khăn, đặc biệt là trong công tác giải phóng mặt bằng và bàn giao khu vực biển cho dự án.EVN cam kết huy động tối đa nguồn lực, cùng với sự phối hợp của các bộ, ngành, chính quyền địa phương, nhân dân và người lao động trên công trường, phấn đấu hoàn thành dự án đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của H.Côn Đảo và tăng cường an ninh năng lượng biển đảo.Hương cốm gọi thu về
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND TP.HCM đối với ông Nguyễn Văn Được, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM.Thủ tướng cũng phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND TP.HCM đối với ông Phan Văn Mãi để nhận nhiệm vụ mới. Cả 2 quyết định trên được Thủ tướng ký ngày 28.2.Trước đó, ngày 20.2, tại kỳ họp lần thứ 21, HĐND TP.HCM bỏ phiếu bầu ông Nguyễn Văn Được, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM giữ chức Chủ tịch UBND TP.HCM nhiệm kỳ 2021 - 2026 với 83/84 phiếu bầu.Ông Nguyễn Văn Được làm Chủ tịch UBND TP.HCM thay thế ông Phan Văn Mãi vừa được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội từ ngày 18.2.Hiện Thường trực UBND TP.HCM gồm ông Nguyễn Văn Được (Chủ tịch) và 5 phó chủ tịch là các ông, bà: Dương Ngọc Hải (thường trực), Võ Văn Hoan, Nguyễn Văn Dũng, Bùi Xuân Cường và Trần Thị Diệu Thúy.Ông Nguyễn Văn Được, 57 tuổi, quê H.Bến Lức, tỉnh Long An, trình độ thạc sĩ địa chất học, cử nhân địa chất, cao cấp lý luận chính trị. Ông là cán bộ trưởng thành từ cơ sở trong lĩnh vực đất đai, từng giữ chức Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Long An, Bí thư Huyện ủy Tân Thạnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Long An, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Long An.Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ XI diễn ra tháng 10.2020, ông Được giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, rồi được bầu vào Trung ương Đảng từ tháng 1.2021. Đến tháng 2.2025, Bộ Chính trị phân công ông Được giữ chức Phó bí thư Thành ủy TP.HCM.
Triển lãm 'Sparkles': Phạm Tuấn Ngọc đưa nhiếp ảnh đen trắng từ phòng tối đến bảo tàng
Các chuyên gia đến từ Thái Lan và Việt Nam chỉ ra rằng để giảm phát thải khí nhà kính cần phải chuyển đổi mô hình sản xuất lúa từ ngập nước thường xuyên từ hơn 100 ngày/vụ sang kỹ thuật ướt - khô xen kẽ. Bên cạnh đó là xử lý rơm rạ sau thu hoạch và tuyệt đối không được đốt. Bên cạnh đó, là sử dụng các chế phẩm sinh học, hạn chế đến 30% lượng phân bón và thuốc trừ sâu để cây lúa sạch hơn nhưng vẫn đảm bảo năng suất và chất lượng.
Công điện của Thủ tướng gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế; các bộ: NN-PTNT, Y tế, TN-MT, LĐ-TB-XH, TT-TT.Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố nêu trên chủ động theo dõi sát tình hình và dự báo thời tiết; tuyên truyền, vận động, phổ biến cho người dân các phương pháp, kỹ năng phòng, chống rét an toàn, hiệu quả... (không dùng bếp than để sưởi ấm trong phòng kín tránh xảy ra sự cố đáng tiếc, gây thiệt hại về người); phòng, chống cháy nổ khi sưởi ấm. Kịp thời cung cấp thuốc men, khám chữa bệnh kịp thời, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng người dân ốm vì rét mà không tiếp cận được dịch vụ y tế và chữa trị trong dịp tết.Triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống đói, rét, dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi, thủy sản. Trong điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại, có sương muối, chỉ đạo, hướng dẫn nông dân có biện pháp chống rét cho các diện tích mạ xuân, không gieo trồng trong những ngày giá rét, nhiệt độ xuống thấp; không chăn thả, không cho trâu, bò cày bừa khi xảy ra rét đậm, rét hại.Đặc biệt, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra tình trạng thiệt hại về người và cây trồng, vật nuôi bị chết nhiều do chủ quan, lơ là, không thực hiện đầy đủ, kịp thời các biện pháp phòng, chống đói, rét (nhất là rét đậm, rét hại), dịch bệnh cho người dân và cây trồng, vật nuôi trên địa bàn.Thủ tướng yêu cầu Bộ NN-PTNT tập trung chỉ đạo theo dõi sát diễn biến thời tiết, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện công tác phòng, chống rét, dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, thủy sản và cây trồng; chỉ đạo các địa phương xây dựng và triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông - xuân, cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện thời tiết.Bộ TN-MT chỉ đạo theo dõi chặt chẽ, dự báo, cảnh báo, cung cấp thông tin kịp thời về tình hình thời tiết, rét đậm, rét hại để cơ quan chức năng và cơ quan truyền thông truyền tải đến người dân biết và chủ động tích cực, triển khai các biện pháp ứng phó hiệu quả với rét đậm, rét hại, băng giá.Bộ Y tế phối hợp với các cơ quan thông tin truyền thông phổ biến kiến thức, hướng dẫn, khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống rét hiệu quả, bảo đảm an toàn sức khỏe, tránh nguy cơ nhiễm độc khí khi đốt than, củi để sưởi ấm trong phòng kín; chỉ đạo lực lượng y tế tuyến cơ sở bảo đảm cơ số thuốc chữa bệnh cần thiết, tổ chức khám chữa bệnh cho người dân, nhất là trong dịp tết.Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ nay đến ngày 29.1, Bắc bộ và Bắc Trung bộ trời rét đậm, vùng núi Bắc bộ rét hại, vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá, sương muối. Trung Trung bộ trời rét, có nơi rét đậm. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ phổ biến từ 8 - 11 độ C, vùng núi 4 - 6 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 2 độ C; ở khu vực từ Quảng Bình đến Huế phổ biến 12 - 15 độ C; ở khu vực từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi phổ biến 16 - 18 độ C.
Giá xăng dầu hôm nay 28.3.2024: Xăng trong nước sẽ tăng bao nhiêu đồng một lít?
Hôm nay 4.2 (tức mùng 7 tháng giêng năm Ất Tỵ), giá vàng thế giới vươn lên đỉnh cao nhất mọi thời đại, ngay lập tức kéo giá vàng trong nước tăng mạnh, tiến sát 91 triệu đồng/lượng.Kể từ 3.6.2024, khi Ngân hàng Nhà nước bắt đầu tiến hành bán vàng bình ổn thông qua 4 ngân hàng thương mại nhà nước và Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) đến nay, việc tiếp cận mua vàng của người dân gặp khó khăn nhất định. "Bức tranh" chung là nguồn cung vàng hạn chế, người dân muốn mua vàng miếng SJC cơ bản phải đăng ký mua online với số lượng nhất định. Nhiều trường hợp người dân đăng ký mua vàng online nhưng liên tục rơi vào tình trạng không thành công.Ở thời điểm hiện tại, việc mua vàng miếng SJC cũng như các loại nhẫn tròn trơn 4 số 9 vẫn khá khó khăn. Nhiều đơn vị kinh doanh vàng, bạc thường xuyên không có hàng.Trao đổi với Thanh Niên ngày 4.2, đại diện Công ty CP Tập đoàn Phú Quý cho biết, suốt thời gian qua, doanh nghiệp hầu như không có vàng miếng SJC để bán. "Ngay thời điểm hiện tại, chúng tôi cũng không có hàng. Khách hàng ít bán ra nên Phú Quý không mua vào được vàng miếng SJC, từ đó không có hàng bán", vị này nói.Mặt hàng nhẫn tròn trơn cũng ở tình trạng lúc có hàng, lúc không. Có ngày Tập đoàn Phú Quý có hàng giao ngay nhưng thường hết khá sớm. Hiện tại, do chuẩn bị lượng hàng cho dịp ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng giêng) nên tại cửa hàng có số lượng nhẫn tròn trơn nhất định.Thời gian qua, trong khi nhu cầu mua bán vàng trong dân vẫn cao, giao dịch tại thị trường vàng chính thức gặp khó khăn, thị trường vàng "chợ đen" lại khá sôi động.Điểm chung thường thấy là giá vàng miếng SJC giao dịch tại thị trường "chợ đen" cao hơn hoặc có thời điểm đi ngang so với giá vàng niêm yết chính thức. Ở thời điểm chênh lệch cao, mức giá có thể cao hơn 1,5 - 2 triệu đồng/lượng.Ngay trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ vừa qua, khi giá vàng trong nước đứng yên ở mốc sát 89 triệu đồng/lượng như thời điểm trước nghỉ tết, giá vàng rao bán tại thị trường "chợ đen" lại chủ yếu ở mức 90 triệu đồng/lượng.Tuy nhiên, hôm nay 4.2, thị trường vàng "chợ đen" xuất hiện điều bất ngờ. Giá vàng rao bán thấp hơn giá vàng các doanh nghiệp kinh doanh vàng, bạc lớn niêm yết hơn 1 triệu đồng/lượng.Cụ thể, tại nhiều hội nhóm giao dịch mua bán vàng trên Zalo, Facebook, nhiều người rao bán vàng miếng SJC ở mức 89,1 - 89,3 triệu đồng/lượng. Trường hợp rao bán mức giá cao mới lên 90,5 triệu đồng/lượng.Trong khi đó, Công ty SJC đang niêm yết giá mua vào và bán ra vàng miếng SJC lần lượt là 88,1 triệu đồng/lượng và 90,6 triệu đồng/lượng.Trao đổi với Thanh Niên, chuyên gia vàng Trần Duy Phương phân tích, giá vàng "chợ đen" thấp hơn giá vàng niêm yết chính thức bởi vàng đang ở vùng giá cao, lực mua không nhiều. Nhiều người đã mua vào lúc vàng giá thấp hơn nên đến thời điểm hiện tại muốn bán ra chốt lời. Ông Phương cảnh báo người mua dễ đối mặt rủi ro nhất định nếu xuống tiền mua vàng "chợ đen" như mua phải vàng nhái, vàng giả kém chất lượng, thậm chí bị lừa đảo dưới nhiều hình thức."Không nên mua vàng trôi nổi rao bán trên các hội nhóm như Zalo, Facebook. Nếu không phải là mua lại của người thân, bạn bè quen biết, đáng tin cậy thì khi thực sự có nhu cầu nên chọn mua vàng ở các cửa hàng vàng gần khu vực mình sinh sống, có giấy phép kinh doanh, địa chỉ cụ thể và uy tín nhất định", ông Phương nói.Ngày 4.2, giá vàng miếng SJC đã tăng mạnh thêm 800.000 đồng mỗi lượng. Công ty SJC mua vào với giá 88,1 triệu đồng/lượng, bán ra 90,6 triệu đồng/lượng. Tập đoàn Doji tăng giá vàng miếng SJC 500.000 đồng/lượng, lên 87,8 triệu đồng/lượng chiều mua vào, bán ra 90,3 triệu đồng/lượng.Giá vàng nhẫn cũng đã tăng 400.000 đồng mỗi lượng. Công ty SJC tăng 300.000 đồng mỗi lượng vàng nhẫn, lên 87,8 triệu đồng/lượng chiều mua vào, bán ra 89,9 triệu đồng/lượng…Trong khi đó, giá vàng thế giới tăng sốc 25 USD/ounce, lên 2.821 USD/ounce.